Trong quá trình điều khiển phương tiện tham gia giao thông, lái xe sẽ gặp nhiều loại vạch kẻ đường có nhiệm vụ chỉ dẫn giao thông. Người điều khiển xe sẽ phải tuân thủ những loại vạch kẻ trên từng cung đường nhất định để đi đúng luật.
Trong đó, vạch kẻ đường mắt võng là loại vạch mà nhiều người vẫn còn khá mơ hồ khi gặp trên đường và đi xe thế nào cho đúng.
Nhiệm vụ của vạch mắt võng?
Theo Phụ lục G Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT, vạch mắt võng là vạch kẻ đường được sử dụng để báo cho người điều khiển không được dừng phương tiện trong phạm vi phần mặt đường có bố trí vạch để tránh ùn tắc giao thông.
– Tùy theo sự cần thiết mà có thể sử dụng vạch mắt võng ở các vị trí thích hợp.
+ Vạch mắt võng có thể sử dụng để xác định phạm vi cấm dừng trong phạm vi nút giao cùng mức, trên nhánh dẫn cửa vào hoặc cửa ra của nút giao hoặc những vị trí mặt đường cần thiết không cho phép dừng xe.
+ Tùy theo mặt bằng nút giao rộng, hẹp để bố trí vạch mắt võng để đảm bảo cân đối, mỹ quan.
Thông thường, vạch kẻ kiểu mắt võng được đặt ở các nút giao đèn đỏ, trên nhánh dẫn cửa vào hoặc cửa ra của nút giao hoặc những vị trí mặt đường cần thiết không cho phép dừng xe.
Quy cách vạch kẻ đường mắt võng có 2 loại gồm:
Làm gì khi gặp vạch mắt võng?
Cũng quy định trong Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT, khi gặp vạch kẻ mắt võng, các phương tiện không được dừng tại vạch này mà phải rẽ phải. Tuy nhiên, các trường hợp đi qua vạch mắt võng như sau:
Những trường hợp người điều khiển phương tiện đi trái với chỉ dẫn trên, CSGT đều có quyền dừng xe để xử lý vi phạm.
Mức phạt lỗi không chấp hành vạch mắt võng năm 2024?
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định mức xử phạt đối với lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của vạch kẻ đường của người điều khiển phương tiện giao thông như sau: